TƯ VẤN PHÁP LUẬT - Kế Toán - Luật Tín Thành | Tư Vấn Kế Toán | Tư Vấn Pháp Luật | Dịch Vụ Luật Sư | Báo Cáo Thuế

TIẾN TỚI KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY TÍN THÀNH (09/08/2004 - 09/08/2024), TÍN THÀNH GROUP GIẢM GIÁ 20% PHÍ CÁC DỊCH VỤ

DỊCH VỤ KẾ TOÁN

1.DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

2.DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI MỖI THÁNG

3.DV LÀM QUYẾT TOÁN THUẾ CUỐI NĂM

4.DV GỠ RỐI SỔ SÁCH CŨ BỊ SAI SÓT

5.DV TƯ VẤN THUẾ - KẾ TOÁN

6.DV LÀM QUYẾT TOÁN GIẢI THỂ CTY

7.DV LÀM THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

8.ĐẠI DIỆN DN QUYẾT TOÁN VỚI CƠ QUAN THUẾ

9.DV LÀM HỒ SƠ THUẾ KHI MỚI THÀNH LẬP DN

10.DV ĐẶT IN HOÁ ĐƠN

11.DV ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ KÊ KHAI THUẾ

TÌM KIẾM THÔNG TIN THUẾ - KẾ TOÁN

Từ khóa:

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỚI CÁC LĨNH VỰC 
     
    Tín Thành Group giới thiệu các dịch vụ tư vấn:
     
    1.Tư vấn pháp luật đất đai
    • Soạn thảo các văn bản, Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất như: chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn;
    • Tư vấn các quy định pháp luật đất đai liên quan đến quyền sử dụng đất như: tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, giao đất, cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
    • Đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán kí kết hợp đồng, đại diện giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, nhà đất;
    • Tư vấn, giải đáp thắc mắc, khiếu nại liên quan đến pháp luật đất đai về thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng;
    • Thực hiện các dịch vụ về nhà đất như: xóa nợ thuế, sang tên, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ);
    • Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
    • Đại diện cho khách hàng, cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại các cấp Toà án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    2.Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình
    • Tư vấn các quy định chung của Luật Hôn nhân và gia đình;
    • Tư vấn, hoà giải ly hôn;
    • Tư vấn phân chia tài sản, con cái khi ly hôn;
    • Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
    • Tư vấn viết đơn từ liên quan và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
    • Tư vấn viết đơn từ liên quan và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
    • Tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi.
    3.Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn, soạn thảo di chúc;
    • Tư vấn các quy định chung của pháp luật về thừa kế ;
    • Tư vấn thừa kế theo di chúc;
    • Tư vấn thanh toán và phân chia di sản thừa kế
    • Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
    • Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
    • Cử luật sư đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trước cơ quan có thẩm quyền.
    4.Tư vấn ly hôn
    Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn
    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
    2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
     
    Khuyến khích hoà giải ở cơ sở
    Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.
     
    Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
    Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
    Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
     
    Hoà giải tại Toà án
    Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
     
    Căn cứ cho ly hôn
    1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

    Thuận tình ly hôn
    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
     
    Ly hôn theo yêu cầu của một bên
    Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
      
    Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
     
    Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
     
    Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
     
    Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    5.Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn
    1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
    2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.
     
    6.Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn
    1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
    2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của hai bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;
    d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.
    3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.
     
    7.Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.
     
    8.Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên
    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.
     
    9.Ly hôn có yếu tố nước ngoài
    1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
    2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
    3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
    4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
     
     

    DỊCH VỤ PHÁP LUẬT

    1.BẢO VỆ TRANH CHẤP TẠI CÁC CẤP TOÀ ÁN

    2.DỊCH VỤ LUẬT SƯ RIÊNG

    3.TƯ VẤN PHÁP LUẬT

    4.THỰC HIỆN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

    5.ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG

    6.VĂN BẢN PHÁP LUẬT

    ĐẶT CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

    - Tư vấn và trả lời thắc mắc pháp luật Thuế, Kế toán, Kinh tế, Doanh nghiệp..

    MỤC ĐẶT CÂU HỎI - TRẢ LỜI

    LÊ BÁ THƯỜNG

    Nghiên cứu sinh - Luật Sư

    MỤC ĐẶT CÂU HỎI - TRẢ LỜI

    MAI TRỌNG AN VINH

    Tiến sĩ Luật sư

    MỤC ĐẶT CÂU HỎI - TRẢ LỜI

    VŨ KIM ĐỒNG

    Luật sư

    TÌM KIẾM THÔNG TIN PHÁP LUẬT

    Từ khóa:

      Online
      35
      Visits
      1.396.235

                   0908 35 68 68