- Thời hạn đăng ký bảo hiểm thất nghiệp
- Tin tức về các vụ án hình sự nổi tiếng.
- Có thể vắng mặt tại phiên xử ly hôn
- Thủ tục bảo lãnh tại ngoại cho người bị tạm giam
- TUYỂN DỤNG KẾ TOÁN (thường xuyên)
- Lao động thời vụ không có mã số thuế thì phải có số CMND
- Quyền định đoạt tài sản riêng khi không có đăng ký kết hôn
- Quy định mang ngoại tệ khi đi xuất cảnh nước ngoài
- Những trường hợp được miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng, tặng, cho tài sản
Có thể vắng mặt tại phiên xử ly hôn
Chồng ở nước ngoài muốn li dị vợ ở VN trong trường hợp không có điều kiện về Việt Nam, bạn vẫn có thể gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn qua đường bưu điện và có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt.
Theo điểm c, khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trong trường hợp hai người không cư trú cùng một địa chỉ thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của nguyên đơn.Với các quy định nói trên thì phải gửi đơn yêu cầu giải quyết việc ly hôn đến Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố nơi vợ bạn đang cư trú để được xem xét và giải quyết.
Các tài liệu gửi đến tòa án gồm có: Đơn xin ly hôn (trong đó phải trình bày đầy đủ các vấn đề như mâu thuẫn trong thời gian chung sống và mâu thuẫn đó là không thể giải quyết được; địa chỉ chính xác của người ở nước ngoài và người ở trong nước…); giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; bản sao hợp lệ hộ chiếu của người xin ly hôn. Nếu kèm theo việc yêu cầu ly hôn còn có yêu cầu giải quyết về con cái, về tài sản ở Việt Nam thì cần kèm theo Giấy khai sinh của con; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản…
Về trường hợp người gửi đơn không có điều kiện về Việt Nam: Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật tố tụng dân sự về việc gửi đơn khởi kiện thì người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện.
Khoản 1, Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định về một số trường hợp Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án khi đương sự vắng mặt. Trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt tại phiên tòa và có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án. Như vậy, trong trường hợp không có điều kiện về Việt Nam, bạn vẫn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn qua đường Bưu điện và có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt.
- vụ án giết và hiếp dâm bé gái 5 tuổi chết thảm thiết
- Ông Đoàn Ngọc Hải có được phép tặng Huân chương Lao Động của mình cho người khác
- Vụ định nhảy lầu tự tử tại tòa án: Quyết định của phiên giám đốc thẩm là hợp lý
- Vụ đương sự định nhảy lầu ở tòa án: Ý kiến phân tích pháp lý về vụ tranh chấp
- Vụ định nhảy lầu tự tử tại tòa: Hợp đồng mua bán viết tay có giá trị pháp lý đến đâu?
- Hát Karaoke bằng loa kẹo kéo: Không dễ nói cấm là cấm
- Kiểm soát tốt dịch, Việt Nam trở thành điểm tăng trưởng bền vững
- Cho thuê căn hộ chung cư theo ngày tại TPHCM: Luật cấm nhưng thực tiễn “buông”
- Bộ TN&MT yêu cầu đẩy nhanh thu hồi xe máy cũ
- Hành vi hủy hoại môi trường nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự