- Quy định mang ngoại tệ khi đi xuất cảnh nước ngoài
- Điều kiện hồi hương về Việt Nam sinh sống
- Những gợi ý khởi nghiệp chỉ với 100 USD
- Thời hạn đăng ký bảo hiểm thất nghiệp
- Không thể đòi tài sản nếu chưa đăng ký kết hôn
- TUYỂN DỤNG KẾ TOÁN (thường xuyên)
- Thủ tục bảo lãnh tại ngoại cho người bị tạm giam
Quy định mang ngoại tệ khi đi xuất cảnh nước ngoài
Theo các quy định hiện hành thì cá nhân không thể tự mình trực tiếp mang ngoại tệ số lượng lớn ra nước ngoài mà chỉ được thực hiện thông qua các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối. Ngoại tệ mang ra nước ngoài là ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi, ngoại tệ gửi tiết kiệm, ngoại tệ tự cất giữ, ngoại tệ cá nhân đó mua của Ngân hàng được phép.
Việc vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, đặc biệt là với số lượng, giá trị ngoại tệ lớn là hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng (bao gồm ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng) được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình.
Theo quy định của ngành ngân hàng thì ngoại tệ là một trong những loại “hàng đặc biệt” được vận chuyển theo một quy trình nghiêm ngặt. Việc tổ chức vận chuyển hàng đặc biệt phải tuân theo quy trình chặt chẽ: bắt đầu từ khi nhận, đóng gói niêm phong tài sản và phương tiện bảo quản; bốc xếp lên phương tiện vận chuyển; vận chuyển trên đường, đến địa điểm nhận; giao hàng và hoàn thành đầy đủ các thủ tục giao nhận mới kết thúc.
Về việc cá nhân mang ngoại tệ ra nước ngoài: Theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và Nghị định của Chính phủ số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, “công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép cho các mục đích dưới đây:
- Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
- Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
- Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
- Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
- Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
- Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
- Các mục đích chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác”.
Như vậy, việc bạn mang ngoại tệ ra nước ngoài có thể chia ra hai trường hợp sau đây:
a- Trường hợp bạn xuất cảnh - không thuộc các trường hợp nêu trên - thì theo quy định của pháp luật về ngoại hối, bạn không được phép mang, chuyển ngoại tệ vượt quá số lượng cho phép. Hiện nay, pháp luật về ngoại hối quy định mức ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch) cá nhân Việt Nam được phép mang theo người khi xuất cảnh không quá 7.000 USD; trường hợp vượt quá mức quy định trên thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu và xin giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.
Mức 7.000 USD được chuyển, mang ra nước ngoài đối với cá nhân áp dụng trong cả trường hợp sử dụng tiền gửi trong tài khoản. Cá nhân (là người cư trú) không thể chuyển tiền vào tài khoản rồi ra nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền; Ngân hàng nơi cá nhân đó mở tài khoản ngoại tệ sẽ chỉ chấp nhận thanh toán trong hạn mức cho phép.
Tuy nhiên vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải sớm ban hành quy định mới, điều chỉnh mức ngoại tệ tiền mặt tối đa mà người cư trú được phép mang ra nước ngoài không phải khai báo hải quan là 5.000 USD, thay vì mức 7.000 USD như hiện nay. Do vậy, hạn mức ngoại tệ được phép mang ra nước ngoài sẽ còn thấp hơn nữa.
Về thủ tục xin cấp Giấy phép xác nhận việc mang tiền mặt quá số lượng quy định ra nước ngoài bạn có thể tham khảo quy định tại Quyết định số 1437/2001/QĐ-NHNN ngày 19/11/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy định về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam.
b- Trong trường hợp bạn chuyển vốn ra nước ngoài để phục vụ cho mục đích đầu tư thì theo quy định tại Điều 23 Nghị định của Chính phủ số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Riêng việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để nghiên cứu, chuẩn bị dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 14 Pháp lệnh ngoại hối và Điều 24 Nghị định số 78/2006/NĐ-CP nói trên cũng quy định: Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua một tài khoản ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam và được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tóm lại, việc bạn muốn mang lượng ngoại tệ lớn (trên 50.000 USD) khi xuất cảnh với mục đích “để làm ăn” sẽ không thể thực hiện được. Trong trường hợp cố ý vận chuyển ngoại tệ (không phép) ra nước ngoài, tùy từng trường hợp cụ thể, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" theo quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự.
- vụ án giết và hiếp dâm bé gái 5 tuổi chết thảm thiết
- Ông Đoàn Ngọc Hải có được phép tặng Huân chương Lao Động của mình cho người khác
- Vụ định nhảy lầu tự tử tại tòa án: Quyết định của phiên giám đốc thẩm là hợp lý
- Vụ đương sự định nhảy lầu ở tòa án: Ý kiến phân tích pháp lý về vụ tranh chấp
- Vụ định nhảy lầu tự tử tại tòa: Hợp đồng mua bán viết tay có giá trị pháp lý đến đâu?
- Hát Karaoke bằng loa kẹo kéo: Không dễ nói cấm là cấm
- Kiểm soát tốt dịch, Việt Nam trở thành điểm tăng trưởng bền vững
- Cho thuê căn hộ chung cư theo ngày tại TPHCM: Luật cấm nhưng thực tiễn “buông”
- Bộ TN&MT yêu cầu đẩy nhanh thu hồi xe máy cũ
- Hành vi hủy hoại môi trường nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự