Bị thất lạc và mất di chúc thì áp dụng thừa kế theo pháp luật - Kế Toán - Luật Tín Thành | Tư Vấn Kế Toán | Tư Vấn Pháp Luật | Dịch Vụ Luật Sư | Báo Cáo Thuế

TIẾN TỚI KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY TÍN THÀNH (09/08/2004 - 09/08/2024), TÍN THÀNH GROUP GIẢM GIÁ 20% PHÍ CÁC DỊCH VỤ

DỊCH VỤ KẾ TOÁN

1.DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

2.DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI MỖI THÁNG

3.DV LÀM QUYẾT TOÁN THUẾ CUỐI NĂM

4.DV GỠ RỐI SỔ SÁCH CŨ BỊ SAI SÓT

5.DV TƯ VẤN THUẾ - KẾ TOÁN

6.DV LÀM QUYẾT TOÁN GIẢI THỂ CTY

7.DV LÀM THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

8.ĐẠI DIỆN DN QUYẾT TOÁN VỚI CƠ QUAN THUẾ

9.DV LÀM HỒ SƠ THUẾ KHI MỚI THÀNH LẬP DN

10.DV ĐẶT IN HOÁ ĐƠN

11.DV ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ KÊ KHAI THUẾ

TÌM KIẾM THÔNG TIN THUẾ - KẾ TOÁN

Từ khóa:

    Bị thất lạc và mất di chúc thì áp dụng thừa kế theo pháp luật

    BỊ THẤT LẠC VÀ MẤT DI CHÚC THÌ ÁP DỤNG

    THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

    Theo quy định tại Điều 665 và Điều 672 Bộ luật Dân sự thì người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. Thông thường thì người giữ di chúc là người được chỉ định công bố di chúc. Nếu di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc; trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
    Trong trường hợp người để lại di chúc mất đã lâu mà không có người công bố di chúc hoặc không tìm thấy di chúc, không biết di chúc do ai lưu giữ thì giải quyết theo quy định tại Điều 666 Bộ luật Dân sự. Theo điều luật này, "Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc”.
    Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự:
    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
    Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

    DỊCH VỤ PHÁP LUẬT

    1.BẢO VỆ TRANH CHẤP TẠI CÁC CẤP TOÀ ÁN

    2.DỊCH VỤ LUẬT SƯ RIÊNG

    3.TƯ VẤN PHÁP LUẬT

    4.THỰC HIỆN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

    5.ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG

    6.VĂN BẢN PHÁP LUẬT

    ĐẶT CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

    - Tư vấn và trả lời thắc mắc pháp luật Thuế, Kế toán, Kinh tế, Doanh nghiệp..

    MỤC ĐẶT CÂU HỎI - TRẢ LỜI

    LÊ BÁ THƯỜNG

    Nghiên cứu sinh - Luật Sư

    MỤC ĐẶT CÂU HỎI - TRẢ LỜI

    MAI TRỌNG AN VINH

    Tiến sĩ Luật sư

    MỤC ĐẶT CÂU HỎI - TRẢ LỜI

    VŨ KIM ĐỒNG

    Luật sư

    TÌM KIẾM THÔNG TIN PHÁP LUẬT

    Từ khóa:

      Online
      35
      Visits
      1.404.004

                   0908 35 68 68